Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Cách làm 4 món ngon lạ miệng với cà pháo

(ĐSPL) - Cà pháo là món ăn dân dã quen thuộc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh món cà muối, cà bung, quả cà pháo còn có thể chế biến thành nhiều món ăn lạ miệng mà chị em chưa biết.
Hãy thử đổi vị món cà pháo cho cả gia đình với những món ăn sau đây nhé!

Tôm khô với cà pháo

Nguyên liệu: 250g cà pháo đã muối chua, 100g tôm khô, 30g gừng, 1 muỗng cà-phê hành tím băm. Gia vị: hạt nêm, đường, tương ớt, dầu ăn.




Cách làm tôm khô cà pháo



Cách làm:
Tôm khô ngâm nước cho mềm, rửa sạch, để nguyên con. Cà pháo để nguyên quả, rửa sạch, để ráo. Gừng gọt vỏ, ớt bỏ hạt, thái sợi nhuyễn.
Cho 1/2 muỗng súp dầu ăn vào chảo nóng, cho hành tím băm vào xào thơm. Sau đó, bỏ tôm khô, cà pháo vào xào khoảng 5 phút.
Cho cà pháo và tôm khô đã xào vào tô, nêm 1 muỗng cà-phê hạt nêm, 3 muỗng súp đường, 3 muỗng súp tương ớt. Trộn đều, cho gừng và ớt thái sợi vào.
Để 10 phút cho thấm, dùng với cơm nóng.


Bạn có thể tham khảo thêm bài: Cà pháo mắm tôm - Món ăn khoái khẩu quê nhà

Bồ câu xào cà pháo muối

Nguyên liệu: 1 con chim bồ câu, 15-20 quả cà pháo muối, nước cà pháo muối, tỏi, hành khô, hành lá, tiêu, dầu mè, mắm, muối, đường, dầu ăn.
Cách làm
Chim câu đã sơ chế chặt miếng nhỏ. Cà muối bổ đôi, bỏ phần ruột, chỉ lấy cùi, rửa sạch và bóp cho bớt chua.
Tỏi bóc vỏ, bằm nhỏ 1 củ, 2 củ bóc vỏ để nguyên tép. Hành khô bằm nhỏ. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, thái khúc dài 5-7cm.


Hướng dẫn cách làm món bồ câu xào cà pháo. Ảnh: Emdep

Ướp thịt chim với 1 ít tỏi bằm, hành khô, mắm, đường, tiêu bột, dầu mè, nước cà pháo muối. Để 15-20 phút cho ngấm gia vị.
Cà pháo vắt ráo nước, ướp với 1 chút tỏi bằm, mắm, đường, trộn đều và để 15-20 phút cho ngấm.
Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng, cho tỏi nguyên tép vào chiên vàng thơm, sau đó vớt ra đĩa, để riêng.
Cho thịt chim vào chảo chiên ở lửa vừa để thịt chim chín săn lại, có màu đẹp. Vớt thịt chim ra đĩa riêng, chắt bớt dầu trong chảo, chỉ bớt lại khoảng 1 thìa cà phê.
Cho cà muối vào chảo, đảo đều, tiếp tục cho thịt chim, tỏi chiên, hành lá vào, đảo đều tay. Nêm gia vị cho vừa miệng, sau đó tắt bếp và bày thức ăn ra đĩa.

Cá trắm kho cà pháo

Nguyên liệu: 600 g cá trắm, 200 g cà pháo muối chua, 2 quả chuối xanh, 3 muỗng nước mắm, 2 trái ớt hiểm, 1 củ nghệ vàng, hạt nêm, tiêu, nước màu.
Cách làm:
 Cá trắm bỏ ruột, móc mang và đánh sạch vảy rồi rửa sạch và để ráo nước. Cho 1 thìa muối i-ốt và nửa muỗng bột hạt tiêu vào cá rồi ướp khoảng 15 phút.
Chuối tước bỏ vỏ xanh bên ngoài, cắt khúc dày khoảng 2-3 cm rồi ngâm trong nước giấm loãng. Cà pháo bổ đôi, bỏ hạt
Cho chuối, cà pháo, nghệ vào nồi rồi tiếp đến cho cá vào. Sau đó, nêm nước mắm nguyên chất + muối hạt nhỏ + hạt nêm + nước màu vào nồi cá kho rồi bắc nồi lên bếp đun khoảng 4-5 phút thì cho thêm 250 ml nước vào đun lửa to. Chú ý trong suốt quá trình kho cá thinh thoảng bạn nghiêng nhẹ nồi để gia vị thấm đều vào cá.
Sau khi cá sôi được khoảng 30 phút thì bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, vặn nhỏ lửa để cá sôi nhẹ. Đun đến khi nước trong nồi cạn gần hết là được.

Gỏi bò cà pháo

Nguyên liệu: 2 lạng thịt bò, cà pháo muối, quất, chanh, ớt tươi, rau sống các loại, vừng rang, gia vị, bánh tráng.

Cách làm gỏi bò cà pháo

Cách làm:
Thịt bò mua về rửa sạch, thái thành những lát mỏng. Cà pháo rửa sạch thái thành lát, Quất thái lát mỏng sau đó cho vào nước đá để ngâm cho giòn hơn. Rau thơm rửa sạch. Ớt tươi bỏ cuống rồi thái thành sợi.
Pha nước chấm theo công thức: 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường vào một cái bát con. Cho tỏi xay, ớt xay vào bát rồi vắt thêm ½ quả chanh vào và dùng đũa đánh đều.
Cho thịt bò vào chảo xào nhanh tay cho thịt bò vừa chín tới thì tắt bếp. Chú ý để lửa to.
Cho thịt bò vừa xào vào bát rồi cho 1 nửa phần nước chấm đã pha ở bước 1, cà pháo thái lát, các loại rau sống và quất thái lát vào rồi trộn thật đều.
Bày món ăn ra đĩa rồi thưởng thức ăn kèm cùng với bánh tráng và chấm cùng với phần nước mắm còn lại.
Cách làm gỏi bò rau má vị miền Nam
Nguồn doisongphapluat.com
0 Read More »

Gỏi khô cá lóc trộn đọt sầu đâu

0
Dường như sầu đâu sinh ra chỉ dùng để trộn gỏi với khô cá lóc hoặc khô cá sặc rằn là ngon nhất vậy. Gỏi khô cá lóc trộn đọt sầu đâu dùng ăn chơi rất ngon, mà dùng làm món đưa cay thì càng  hấp dẫn.
NGUYÊN LIỆU
- Khô cá lóc: 300 gr
- Đọt sầu đâu (lá, hoặc bông): 300 gr
- Thịt ba rọi: 150 gr
- Nước me chua: 3 thìa súp
- Nước mắm

Gỏi khô cá lóc trộn đọt sầu đâu
Gỏi khô cá lóc trộn đọt sầu đâu


CÁCH LÀM

- Khô cá lóc nướng khô trên bếp lửa than, đập sơ cho miếng khô vừa tơi, mềm; rồi xé nhỏ vừa miếng ăn.

- Sầu đâu nhặt bỏ phần cọng già.

- Nếu ai chưa ăn quen thì có thể trần sầu đâu qua nước sôi cho bớt đắng.

- Thịt ba rọi luộc chín, xắt mỏng.

- Trộn đều khô cá lóc + sầu đâu, chế vào một ít nước me chua.

- Dọn Gỏi khô cá lóc trộn đọt sầu đâu với mắm me.
Nguồn http://www.imonanngon.info/
Read More »

Tại sao Cá luôn được ưu tiên trong bữa ăn hàng ngày

0
Bạn nên ăn cá thật nhiều trong chế độ dinh dưỡng vì cá là nguồn dồi dào của protein, vitamin, các khoáng chất như sắt, kẽm và canxi. Trên tất cả, cá chứa ít chất béo bão hòa hơn các loại thịt khác và đó sẽ là thức ăn tuyệt vời cho chế độ ăn uống ít chất béo.

Biểu tượng cảm xúc heart Chống huyết khối
Ảnh

Các axit béo Omega-3 trong cá đẩy mạnh việc sản xuất chất chống kết tụ tiểu cầu (prostacyclin I3), đồng thời làm giảm sự tổng hợp chất thúc đẩy kết dính tiểu cầu (lenko trien B4). Nhờ đó, nguy cơ hình thành cục máu đông giảm hẳn.

Biểu tượng cảm xúc heart Hạ mỡ máu
Các nghiên cứu trên người đã chứng minh, DHA và EPA trong cá làm giảm đáng kể hàm lượng triglycerid trong máu, nhờ đó giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Một nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh cho thấy, việc dùng bổ sung Omega-3 giúp giảm 26% hàm lượng triglycerid trong máu.

Biểu tượng cảm xúc heart Cải thiện chức năng nội mô
Nhiều thử nghiệm cho thấy, việc ăn cá có thể cải thiện chức năng nội mô bằng cách làm tăng sự giãn mạch do ôxit nitric gây nên.

Biểu tượng cảm xúc heart Giảm và đảo ngược quá trình tạo xơ vữa
Các Omega-3 có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn, nhờ đó làm giảm phát triển xơ vữa động mạch. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã cho 223 bệnh nhân xơ vữa động mạch uống dầu cá thường xuyên Kết quả là những mảng vữa xơ dần thoái hoá.

Biểu tượng cảm xúc heart Tốt cho sức khỏe trái tim
Một cách dễ dàng để cắt giảm 1/3 nguy cơ tử vong do cơn đau tim là bạn nên ăn hai khẩu phần cá mỗi tuần. Sự thay đổi nho nhỏ trong chế độ ăn có thể đem đến cho bạn cuộc sống dài hơn vì các axit béo omega – 3 giúp trái tim khỏe mạnh, giảm nguy cơ bất thường về tim mạch. Axit béo omega – 3 làm chậm sự phát triển của mảng bám trong động mạch, giảm nồng độ chất béo trung tính đồng thời giảm huyết áp. Omega – 3 cũng làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Biểu tượng cảm xúc heart Giúp phát triển trí não
Cá là một thực phẩm tuyệt vời cho não. Omega – 3 trong cá giúp mọi người tập trung tốt hơn và giảm nguy cơ bệnh Alzheimer trên khoảng 60% người tích cực ăn cá.

Tất cả đã đủ cho một lí do tích cực bạn nên ăn cá nhiều hơn trong chế độ ăn hàng ngày.
Nguồn Trang Huỳnh

Read More »

Hướng Dẫn Cách Pha Chế Nước Chấm Ngon Cho Bữa Ăn

0
Nước chấm làm nên hương vị đặc trưng của từng món ăn, với những công thức dưới đây bạn có thể tự pha loại nước chấm ngon cho từng món thích hợp

Hướng Dẫn Cách Pha Chế Nước Chấm Ngon Cho Bữa Ăn

Mark Lowerson, một chuyên gia ẩm thực người Úc, khi đề cập đến sự phong phú, đang dạng vả tinh tế của các loại nước chấm Việt Nam đã từng viết rằng “Tôi không rõ liệu có nền ẩm thực nào khác trên thế giới có được đặc trưng trội bật về các loại nước chấm như tại xứ sở này…!” Chính vì thế, việc “hướng dẫn” người khác pha nước chấm là một việc vô cùng khó khăn, bởi sự  “vừa miệng” của nước chấm còn tùy thuộc vào quan niệm, thói quen nêm nếm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi một vùng miền.
Dưới đây là 5 loại nước chấm phổ biến, dễ dùng kèm với các món ăn khác nhau:
1 Nguyên Liệu:












1. Nước  mắm chua ngọt
  • 1 đường
  • 1 nước mắm
  • Giấm (nước cốt chanh)
  • 3-4 nước lọc
  • Tỏi, ớt băm
  • Đồ chua
2. Mắm nêm pha
  • ½ trái dứa chín
  • 100 ml mắm nêm nguyên chất
  • 2 muỗng canh đường
  • ½ muỗng cà-phê bột ngọt
  • Ớt bột
  • Tỏi, ớt băm
3. Mắm tôm pha
  • 2 muỗng mắm tôm nguyên chất
  • 1,5 muỗng đường
  • 1/3 muỗng cà-phê bột ngọt (nếu thích)
  • 1 muỗng nước cốt chanh/tắc
  • Tỏi, ớt băm
4. Nước mắm chấm ốc luộc
  • 2 muỗng nước mắm ngon
  • 2-3 muỗng đường
  • 1 muỗng nước cốt chanh
  • 1 trái tắc/quất
  • 1 muỗng nước lọc
  • Gừng
  • Tỏi, ớt băm
  • Sả bào mỏng
  • Lá chanh
  • Rau mùi/ngò cắt vụn
5. Nước mắm gừng
  • 5 muỗng đường
  • 5 muỗng nước mắm ngon
  • 2,5 muỗng nước lọc
  • 2,5 muỗng gừng ớt giã nhuyễn
  • 1 muỗng nước cốt chanh (nếu thích nước mắm gừng có vị chua nhẹ)

1. Pha nước chấm chua ngọt
Có thể dùng nước chấm này cho các loại bún bò trộn, phở cuốn, chả giò, bánh xèo miền Nam, bánh khọt Vũng Tàu…
Hướng Dẫn Cách Pha Chế Nước Chấm Ngon Cho Bữa Ăn

  • Cho 1 chén đường vào 3 – 4 chén nước (tùy khẩu vị thích ăn mặn hay nhạt), khuấy tan.
  • Thêm vào 1 chén nước mắm, trộn đều rồi từ từ cho 1 chén giấm vào, vừa khuấy vừa nếm đến khi vừa miệng.
  • Sau cùng cho thêm đồ chua, tỏi ớt băm nhỏ và thưởng thức.

2. Pha mắm nêm
Ăn kèm bò nhúng giấm, bún thịt luộc Đà Nẵng hoặc bánh hỏi heo quay.


Hướng Dẫn Cách Pha Chế Nước Chấm Ngon Cho Bữa Ăn

  • Dứa chín vắt lấy nước cốt, để riêng. Trung bình với ½ quả dứa sẽ vắt được 150ml nước cốt.
  • Đặt chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu vừa nóng thì cho thêm vào chảo 1/2 muỗng cà phê ớt bột, lấy đũa đảo qua 1 vòng thật nhanh tay rồi cho ngay nước cốt dứa + 100 ml mắm nêm vào.
  • Nấu cho mắm trong nồi sôi lên thì nêm thêm ½ muỗng cà phê bột ngọt. Vì độ ngọt của dứa khác nhau nên chúng ta cho đường vào từ từ từng chút một và nếm đến khi vừa ăn. Nếu có được quả dứa thật ngọt thì chỉ cần 1 muỗng canh đường là đủ, còn nếu dứa chua quá thì có khi phải hơn 2 muỗng đường một chút.
  • Sau khi nếm vừa ăn, để mắm sôi lên lại thì tắt bếp. Để nguội. Trước khi ăn mới cho thêm tỏi ớt băm vào.
Chú ý: Để mắm nêm pha được ngọt dịu và thơm mùi dứa, nên lựa quả dứa ngọt,mắt dứa nở đều, chín vàng.
3. Pha mắm tôm
Ăn cùng bún đậu, thịt luộc.

Hướng Dẫn Cách Pha Chế Nước Chấm Ngon Cho Bữa Ăn

  • Đong trước lượng mắm tôm cần ăn ra tô/chén, cho đường (và bột ngọt) vào đánh đến khi đường tan. Nếm lại xem vị ngọt đã vừa miệng chưa để gia giảm thêm mặn ngọt.
  • Với 3-4 người ăn, đong chừng 100 ml mắm tôm (6 muỗng canh vun) và đánh tan với 60g đường (3 muỗng canh vun) là vừa.
  • Đặt chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, đợi nóng thì cho một ít hành tím vào phi thơm, tắt bếp.
  • Đổ ngay dầu còn đang sôi nóng vào mắm tôm, khuấy đều tay để mắm chín, bay mùi nồng của mắm tôm sống, sau đó cho nước cốt chanh vào. Dùng đũa đánh cho mắm tôm nổi bọt, chuyển màu tím nhạt. Nếm lại để gia giảm mặn – ngọt – chua cho vừa miệng.
  • Trước khi ăn cho thêm ớt, tỏi tùy thích.
4. Nước mắm chấm ốc luộc

  • Cho nước mắm, đường và nước lọc vào nồi, nấu sôi cho tan đường rồi tắt bếp.
  • Chờ khi nước mắm đường nguội hoàn toàn mới cho nước cốt chanh vào (để chanh không đắng) sau đó trộn đều, nếm để gia giảm vị mặn – ngọt – chua cho vừa miệng.

Hướng Dẫn Cách Pha Chế Nước Chấm Ngon Cho Bữa Ăn

  • Gừng giã nhuyễn. Lá chanh và rau ngò/mùi rửa sạch, cắt nhuyễn. Tước bỏ phần sả già, lấy lõi non bào mỏng. Tắc/Quất rửa sạch, cắt đôi.
  • Cho gừng, lá chanh, rau mùi, sả bào vào nước mắm đường, khuấy đều, nếm lại lần nữa cho thật vừa ăn rồi thả luôn quả quất vào nước chấm. Mùi tinh dầu từ vỏ quất sẽ làm nước mắm chấm ốc dậy mùi thơm.
5. Nước mắm gừng
Dùng để chấm thịt vịt luộc, mực hấp, cá trê/ cá lóc nướng.

Hướng Dẫn Cách Pha Chế Nước Chấm Ngon Cho Bữa Ăn

  • Cho đường, nước mắm, nước lọc vào nồi, nấu sôi rồi để liu riu chừng 5 phút cho nước mắm hơi sánh lại (gọi là nước mắm kẹo)
  • Chờ nước mắm kẹo nguội hoàn toàn thì cho gừng – ớt giã nhuyễn vào khuấy đều, nếm lại cho vừa miệng. Nếu thích nước mắm gừng có vị chua dịu thì cho thêm vào 1 muỗng canh nước cốt chanh.
Theo http://manhhaiblog.blogspot.com/



Read More »

Hương đồng quê trong món cà ri ốc bươu

0
Sợi bún trắng ngần cùng với giá, rau sống ngập trong màu nước vàng sóng sánh, thưởng thức đến đâu bạn sẽ thấy vị béo ngon của nước cốt dừa, cà ri và vị giòn dai sần sật của thịt ốc lan tỏa nơi đầu lưỡi đến đó.
Nhắc tới cà ri, thực khách không thể quên các món ăn của Ấn Độ, Malaysia... Tuy nhiên, ở Việt Nam, đặc biệt là miền Tây sông nước, món ốc bươu cà ri không chỉ đem theo hương vị ẩm thực nước ngoài mà còn lưu giữ nét giản dị của đồng quê.
Ở miền Tây, ốc thường xuất hiện vào mùa mưa, khi nước trong đồng ngập xăm xắp mắt cá chân là lúc ốc bươu, ốc lác lại trồi đầu lên để thực hiện cuộc “di cư” bảo tồn nòi giống. Đây là thời điểm mà ốc được đánh giá là béo, ngọt và thơm ngon nhất. Việc bắt ốc không khó, chỉ cần bạn đem theo thùng hoặc giỏ và chộp  chúng bằng tay. 


Ốc bươu có thể chế biến thành rất nhiều món quen thuộc, đơn giản và ngon miệng. Ảnh: ngonhanoi
Nấu cà ri ốc bươu phải dụng công một chút vì trải qua nhiều công đoạn chế biến thì mới tạo được sự tinh tế của món ăn. Đầu tiên, ốc bươu bắt về cho vào thau ngâm với nước vo gạo hay đập dập vài trái ớt sừng chín cho vào ngâm khoảng vài tiếng để ốc nhả hết thức ăn trong ruột. Lấy bàn chải chà xát rong rêu, bùn đất rồi cho ốc vào nồi cùng vài tép sả đập dập bắc lên bếp đun sôi khoảng 15 phút.
Khi ốc đã hở mài, vừa chín thì dùng que nhọn lể ruột cho vào thau rửa cùng nước cốt chanh, xả nước lạnh nhiều lần cho sạch nhớt, để ráo. Kế tiếp, ướp ruột ốc với muối, đường, bột ngọt, bột cà ri để khoảng 10 phút. Bắc chảo lên bếp phi thơm cho sả, tỏi bằm cùng ruột ốc vào xào cho ngấm.
Dừa nạo vắt lấy nước cốt và nước dão, khoai lang bí xắt khúc, sả đập dập cắt khúc, củ hành tím đập dập để sẵn. Tiếp theo, cho nước dừa, khoai lang bí, sả và ốc vào nồi nấu sôi cho đến khi khoai vừa chín tới thì cho nước cốt dừa cùng hành tím vào. Nêm nếm gia vị lần cuối, nhắc xuống, múc ra tô. Chuẩn bị thêm dĩa bún, dĩa rau sống... cùng dĩa muối chanh ớt vào nữa là đủ.
huong-dong-que-trong-mon-ca-ri-oc-buou-1
Tô cà ri ốc bươu có màu vàng nghệ bắt mắt. Ảnh: Thanh Tâm
Nhấm nháp từng ruột ốc, cảm nhận vị béo, giòn thơm và bùi cứ quyến luyến nơi đầu lưỡi. Ăn cà ri ốc nóng cùng với bún và các loại rau trong tiết trời mát lành sẽ cảm thấy rất thú vị. Thực khách đến miền Tây những tháng mùa mưa này chớ quên dành thời gian thưởng thức món ăn này. 
Lan Thoa
Nguồn vnexpress
Read More »

Bún bò Huế nét đặt trưng của ẩm thực miền trung .

0


Khi chúng ta nói đến ẩm thực Việt thì chúng ta không thể không nhắc đến các món bún , mỗi một vùng miền thì có một món bún đặt trưng khác nhau như miền Bắc có bún mộc , bún thang , miền Nam bún mắm , thì miền Trung bún  bò .


Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món bún ở đâu cũng có. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món bún bò Huế có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng.


Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối xắt nhỏ.

Công thức nấu món bún bò Huế dành cho 5 người ăn.

Nguyên liệu :

300g Bắp bò
150g Gân bò nạc
300g Giò heo gân
1/3 cây chả lụa
Bún
Hành tím , rau sống , mắm ruốc
Ðường phèn
ớt bột , tỏi ớt xay
Sả cây , sả xay
Bột nêm , nước mắm và rau sống .
Bún bò Huế





Thực hiện :
Trước hết chúng ta nấu một nồi nước sôi , cho một ít nước mắm vào sau dó chúng ta cho giò heo vào trụng cho đến khi giò heo vừa chín .
lưu ý khi nấu bún bò thì ta dùng hai nồi khác nhau để nấu giò heo và bò riêng .với giò heo chúng ta cho dầu vào xào với hành cho thơm sau đó đổ nước vào , vớt giò heo sang nồi hầm cho thêm hai thìa bột nêm (khi luộc riêng giò heo vẫn giữ được mùi vị của thịt heo , nếu chúng ta luộc chung với thịt bò và sả thi giò heo sẽ mất đi mùi vị đặc trưng của nó ) . Sau đó ta trụng thịt bò với nồi nước vừa trụng giò heo . Sau khi thịt bò được trụng xong chúng ta cho thịt bò vào hầm với sả đập dập .
Mắm ruốc cho vào nồi đổ một ít nước vào quấy đều đun cho nước sôi là được
sau đó lọc lấy phần nước trong.
Làm sa tế : ớt bột cho một ít nước vào cho ớt nở ra để khi xào sẽ tốt hơn , trước hết cho dầu ăn vào , sau đó cho tỏi băm vào phi , khi tỏi đã có mùi thơm chúng ta cho tiếp sả băm vào , khi sả và tỏi chớm vàng chúng ta cho tiếp hai loại ớt bột và một loại tương ớt  vào , cho thêm một ít mắm ruốc để tạo mùi vị lúc ăn bún ,sau đó cho vào một thìa nước mắm , một thìa cà phê hạt nêm , hai thìa đường , trộn đều cho đến lúc thấy hỗn hợp hơi sền sệt là được .
Giò heo sau khi hầm chín ,vớt ra và ngâm vào nước lạnh, thịt bò chín vớt ra thái mỏng .
Chế biến nước dùng , nồi nước luộc heo cho hết vào nồi nước luộc bò , đường phèn cho vào bát nhỏ , cho một ít nước dùng vào , cho thêm hai thìa
bột nêm , quấy đều cho đường tan sau đó cho vào nồi nước dùng , cho tiếp mắm ruốc đã luộc sẵng và lọc lấy nước trong vào ,sau đó cho thêm một ít sa tế nếm sao cho nước dùng vừa ăn , thịt bò đã thái mỏng cho vào luộc tiếp với nước dùng , để thịt bò ngấm thêm gia vị .
Bún cho vào tô , cho giò thái , thịt bò , giò heo , các loại rau gia vị đã chuẩn bị sẵng , như hành tây thái mỏng , hành lá sau đó chang nước dùng vào . Bún bò Huế ăn kèm với rau sống các loại , chanh và tất nhiên là cả sa tế nữa . Xong ......... chúng ta đã có một bát bún bò Huế thơm ngon đặc biệt .
Chúc các bạn thành công với món bún bò Huế trên blogger 
Read More »